Cảm nhận về chuyến đi trải nghiệm

Thứ hai - 25/03/2019 00:00

Cảm nhận về chuyến đi trải nghiệm

Cảm nhận về chuyến đi trải nghiệm

Nhân kỷ niệm 88 năm ngày thành lập Đoàn Thanh Niên (26/3/1931 - 26/3/2019). Được sự nhất trí và cho phép của Phòng GD&ĐT huyện Điện Biên, Ban giám hiệu nhà trường, kết hợp với đoàn thanh niên, hội cha mẹ học sinh đã tổ chức cho hơn 40 bạn học sinh có thành tích xuất sắc trong học kỳ I vừa qua có chuyến đi thăm quan thực tế các di tích lịch sử trên địa bàn. Đúng 6h30' ngày24/03/2019, chúng em đã có mặt tập trung đông đủ tại trường để chuẩn bị lên xe bắt đầu chuyến đi. Ai trông cũng vui vẻ, háo hức trước chuyến đi trải nghiệm đầu tiên. Trước ngày đi, chúng em đã được cô giáo chủ nhiệm dặn dò kĩ càng về quy định của nhà trường trong suốt chuyến đi cũng như các đồ dùng cần chuẩn bị nên các bạn đều đã có những hành trang cần thiết. Đi cùng có đại diện Ban giám hiệu nhà trường thầy giáo Phạm Kiên Cường; cô tổng phụ trách Vũ Thị Thu; đại diện hội cha mẹ học sinh có bác Hội trưởng Đỗ Thị Nẫm, Cô giáo chủ nhiệm các lớp cùng tham gia.

Đúng 7h00 chiếc xe bắt đầu lăn bánh, địa điểm đầu tiên chúng em đến là Nghĩa trang liệt sĩ A1, sau khi chỉnh đốn trang phục, với thành ý trang nghiêm chúng em đến thắp hương tại Bia tưởng niệm các anh hùng Liệt sỹ. Khi đến nơi đây chúng em mới hiểu được nơi yên nghỉ của 644 anh hùng liệt sĩ trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, đó là những cán bộ, chiến sỹ quân đội đã hy sinh anh dũng trong chiến dịch Điện Biên Phủ hầu hết là các ngôi mộ vô danh, chỉ có 4 ngôi mộ có tên là các anh hùng liệt sỹ: Tô Vĩnh Diện, Phan Đình Giót, Bế Văn Đàn, Trần Can thật khó diễn tả tâm trạng của mỗi người khi đến nơi đây.

Được khởi công xây dựng đầu tháng 10/2012, Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là công trình trọng điểm chào mừng kỷ niệm 60 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Là công trình quy mô, hoành tráng và hiện đại nhất tỉnh Điện Biên, Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ có ý nghĩa vô cùng quan trọng về lịch sử, văn hóa cũng như kiến trúc và phần nội dung trưng bày, đảm bảo các yêu cầu về chất lượng, kỹ thuật và độ chính xác, xứng tầm với chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Theo thời gian, Bảo tàng đã thực sự tạo được ấn tượng mạnh mẽ, nhận được những tình cảm tốt đẹp và sự hài lòng của những người đã một lần đặt chân đến. Trong bảo tàng có nhiều hạng mục quan trọng bằng mô hình, khối tượng và gần 1000 tài liệu, hiện vật, ảnh,...có liên quan đến cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân ta. Từng chi tiết, nội dung, hình ảnh và hiện vật được kể lại một cách tỉ mỉ qua lời của cô Hướng dẫn viên chúng em đã hiểu sâu sắc, chi tiết về chiến dịch Điện Biên và huyền thoại về 56 ngày đêm của quân và dân ta dưới sự chỉ huy thần thánh của Bác Võ Nguyên Giáp, phần nào khiến chúng em tự hào hơn về mảnh đất thân yêu nơi mình đang sinh sống và học tập.

Điểm đến tiếp theo chúng em đến thăm di tích đồi A1 đến với quả đồi Chiến Công – một địa danh tỏ rõ khí phách đấu tranh ngoan cường của dân tộc Việt Nam, góp phần làm nên chiến thắng vang dội làm chấn động địa cầu giờ đây đã trở thành bất tử. Bên cạnh đài kỷ niệm là xác một trong hai chiếc xe tăng nặng 18 tấn mà tên Quan Ba Hécvuê đưa từ trung tâm Mường Thanh lên để phản kích quân đội Việt Nam. Một di tích quan trọng nữa là cái hố hình phễu to bằng cái “ao đình” cạn. Đó là dấu tích trận nổ khối bộc phá nghìn cân của quân ta mà chiến sĩ ta thường gọi “đào hầm để trị hầm”, trị cả hầm, cả lô cốt cố thủ của giặc.


Tiếp theo điểm đến là Tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ là tượng đồng cao, to và nặng nhất Việt Nam từ trước đến nay và đã được đề nghị đưa vào kỷ lục Việt Nam. Tượng có chiều cao 12,6m được đúc bằng 217 tấn đồng, dựng trên bệ cao 3,6m và gồm 12 thớt, trong đó có những thớt nặng 40 tấn, tổng trọng lượng của tượng là 220 tấn. Tượng có ba anh bộ đội quay lưng vào nhau, một anh bộ đội bế một em bé Thái.Trong đó anh bộ đội phất cao lá cờ tượng trưng cho các đại đoàn tham gia chiến dịch năm xưa, khi sáng tác, tác giả liên tưởng đến anh bộ đội phất cờ trên nóc hầm De Castries, một anh bộ đội bế em bé Thái trên tay cầm một bó hoa tượng trưng cho những văn nghệ sỹ quân đội đã và đang góp sức mình ca ngợi chiến thắng, để chiến thắng mãi mãi đi vào sử sách. Em bé dân tộc Thái tượng trưng cho sự nối tiếp thế hệ của các dân tộc, góp phần xây dựng quê hương Tây Bắc đẹp giàu. Anh bộ đội thứ ba trong nhóm tượng thể hiện tinh thần luôn luôn cảnh giác và sẵn sàng chiến đấu của bộ đội Việt Nam. Ngoài ra xung quanh tượng đài là tuyến cảnh quan bao gồm hệ thống 5 đường dạo xung quanh đồi D1 và 5 điểm vọng cảnh vừa tạo cảnh quan về thiên nhiên vừa mang tính thẩm mỹ, làm nên sự hoàn chỉnh của toàn bộ công trình Tượng đài chiến thắng.
Công trình tượng đài chiến thắng là biểu tượng cho tinh thần quyết chiến, quyết thắng, là biểu tượng hòa bình, độc lập trong thời đại ngày nay. Trong xu hướng phát triển đi lên không ngừng của đất nước nói chung, của tỉnh Điện Biên nói riêng, nơi đây là công viên chiến thắng – công viên hòa bình, là niềm tự hào, vinh dự của đồng bào các dân tộc tỉnh Điện Biên.

Cùng với các di tích như Đồi A1, Tượng đài chiến thắng chúng em tiếp tục được đi tìm hiểu Hầm chỉ huy của tướng Đờ Cát nằm ở trung tâm tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, thuộc cánh đồng Mường Thanh, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. Đây là nơi toàn bộ Bộ tham mưu tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ cùng vị tướng người Pháp phải ra hàng, chịu thua trận trước đội quân chủ lực của Đại tướng trẻ tuổi Võ Nguyên Giáp. Hầm Đờ Cát dài 20m, rộng 8m, bao gồm bốn gian dùng cho cả nơi ở và làm việc. Xung quanh hầm là hàng rào phòng thủ với hệ thống dây kẽm gai dày đặc và bốn chiếc xe tăng. Hầm chỉ huy được xây dựng hết sức kiên cố với vòm sắt, ván gỗ, bao cát, hàng rào dây thép gai dày đặc Trước đây có một đường hào có mái che nối liền hầm tướng Đờ Cát với lô cốt trên đồi A1. Quân Pháp đã dùng các bao cát và ván gỗ để dựng nên đường hào này. Tại căn hầm này, tướng Đờ Cát đã tiếp đón nhiều quan chức cấp cao như: thủ tướng Pháp Joseph Laniel, tổng thống Mỹ Dwight Eisenhower, thủ tướng Anh Winston Churchill cũng như các nhà báo nổi tiếng.Trong trận chiến Điện Biên Phủ lịch sử, quân đội Việt Nam đã phải chiến đấu vô cùng anh dũng suốt 55 ngày đêm mới có thể chiếm được hầm Đờ Cát. Vào lúc 17h30 ngày 7/5/1954, Tạ Quốc Luật, chỉ huy trưởng đại đội 360, trung đoàn 209, sư đoàn 312 đã bắt sống tướng Đờ Cát tại bàn làm việc.

Ngày nay, đứng trên đỉnh đồi bất kì quanh cánh đồng Mường Thanh, du khách có thể nhìn thấy cờ quyết chiến, quyết thắng đã được cắm trên nóc hầm Đờ Cát, đánh dấu sự thất bại của thực dân Pháp. So với trước đây, cấu trúc và cách bố trí, sắp xếp của căn hầm vẫn còn được giữ nguyên từ mái vòm sắt, hàng rào, các bao cát trên nóc hầm cho đến nội thất bên trong hầm.

Chuyến trải nghiệm kết thúc để lại cho chúng em rất nhiều sự lưu luyến và tiếc nuối. Qua chuyến đi, chúng em đã biết thêm được nhiều điều bổ ích góp thêm một lượng kiến thức không hề nhỏ về lịch sử của địa phương nơi mình đang sống và học tập chúng em thật tự hào về điều đó.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

licham.net

- Click vào nút hiển thị ngày trong tuần hoặc tháng âm lịch để xem chi tiết

- Màu đỏ: Ngày tốt

- Xanh lá: Đầu tháng âm lịch

- Màu vàng: Ngày hiện tại

QUẢN LÝ THÀNH VIÊN
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập528
  • Thành viên online1
  • Máy chủ tìm kiếm16
  • Khách viếng thăm511
  • Hôm nay210
  • Tháng hiện tại3,866
  • Tổng lượt truy cập260,936
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi