PHẦN I:
SỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ
I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
1. Khái quát đặc điểm, nội dung và tính chất hoạt động của đơn vị.
1.1. Khái quát đặc điểm nhà trường:
Trường THCS Thanh An thuộc xã Thanh An nằm ở khu vực lòng chảo huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. Trường nằm trên địa phận thôn Đông Biên của xã, khu vực tuyển sinh của nhà trường gồm 28 thôn bản thuộc xã Thanh An.
- Trường có 13 lớp với 385 học sinh trong đó 178 sinh nữ, 278 học sinh dân tộc, học sinh khuyết tật học hòa nhập 05 em, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, con hộ nghèo 45 em, 13/13 lớp với 385 học sinh được học 2 buổi/ngày.
- Tổng số CB-GV-NV: có 34 đ/c với cơ cấu như sau:
+ Ban giám hiệu: 02 đ/c.
+ Giáo viên: 25 đ/c.
+ Đoàn đội: 01 đ/c
+ Nhân viên: 06 ( 01 thư viện, 01 thí nghiệm, 01 kế toán, 01 y tế, 01 phục vụ, 01 bảo vệ)
- Trình độ đào tạo:
+ BGH: 02 Đại học
+ Giáo viên: 28/28 GV có trình độ Đại học.
+ Nhân viên: Đại học 01 đ/c, trung cấp 01 đ/c; 02 công nhân.
- Chất lượng chuyên môn:
+ Giỏi cấp tỉnh 04 đ/c;
+ Giỏi cấp huyện 10 đ/c.
+ Giỏi cấp trường 7 đ/c.
+ Khá 4 đ/c, không có giáo viên có trình độ chuyên môn Trung bình và yếu.
Mục đích của việc xây dựng đề án của nhà trường là nhằm hoàn chỉnh số lượng vị trí việc làm trong đơn vị để bảo đảm cho đơn vị hoạt động tốt hơn trong thời gian tới.
1.2. Nội dung hoạt động
Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu, chương trình giáo dục phổ thông dành cho cấp THCS do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Công khai mục tiêu, nội dung các hoạt động giáo dục, nguồn lực và tài chính, kết quả đánh giá chất lượng giáo dục (Theo Thông tư số 09/2009/TT-BGDĐT ngày 07/5/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
Thực hiện nhiệm vụ năm học theo chủ trương của phòng GD&ĐT huyện Điện Biên và kế hoạch năm học của trường THCS Thanh An ở từng năm học.
Huy động trẻ em đi học đúng độ tuổi, vận động trẻ em khuyết tật, trẻ em đã bỏ học đến trường, thực hiện phổ cập giáo dục ở địa phương. Thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục nhằm hỗ trợ cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn giải quyết phần nào khó khăn trong học tập. Tổ chức xét và đề nghị cấp có thẩm quyền công nhận tốt nghiệp THCS cho học sinh lớp 9 trong nhà trường.
Xây dựng, phát triển nhà trường theo các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và nhiệm vụ phát triển giáo dục của địa phương.
Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục (Theo Thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT ngày 23/11/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
Quản lí cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trên cơ sở Quyết định giao biên chế sự nghiệp cho nhà trường và Quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển giáo dục hàng năm của UBND huyện Điện Biên.
Quản lí, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, trang thiết bị và tài chính theo quy định của pháp luật.
Phối hợp với gia đình, các tổ chức và cá nhân trong cộng đồng thực hiện hoạt động giáo dục.
Tổ chức cho cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia các hoạt động xã hội trong cộng đồng.
Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
1.3. Đối tượng, phạm vi, tính chất hoạt động của đơn vị
Trường THCS Thanh An là cơ sở giáo dục trực thuộc Phòng Giáo dục và đào tạo huyện Điện Biên.
Thực hiện nhiệm vụ giáo dục tại địa bàn xã Thanh An theo mục tiêu, chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, học tập kiến thức khoa học; giáo dục đạo đức và thực hiện các hoạt động giáo dục khác hỗ trợ nhiệm vụ giáo dục đào tạo.
1.4. Cơ chế hoạt động của đơn vị
Nhà trường hoạt động theo quy chế hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập; Trường có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng.
Được thực hiện quyền tự chủ theo Thông tư số 07/2009/TTLT-BNV-BGĐĐT ngày 15 tháng 4 năm 2009 của Bộ Nội vụ và Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế đối với đơn vị sự nghiệp công lập giáo dục và đào tạo; tự chủ một phần về tài chính.
Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền.
Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; đề xuất các thành viên của Hội đồng trường trình cấp có thẩm quyền quyết định; Quản lý giáo viên, nhân viên; quản lý chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên; thực hiện công tác khen thưởng, kỉ luật đối với giáo viên, nhân viên; thực hiện việc tuyển dụng giáo viên, nhân viên; ký hợp đồng lao động; tiếp nhận, điều động giáo viên, nhân viên theo quy định của Nhà nước; Quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổ chức; xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, ký xác nhận học bạ, xét duyệt ký xác nhận hoàn thành chương trình THCS cho học sinh, quyết định khen thưởng, kỷ luật học sinh.
Quản lý tài chính, tài sản của nhà trường; Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, học sinh; tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường; thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục của nhà trường; Chỉ đạo thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động của ngành; thực hiện công khai đối với nhà trường.
2. Những yếu tố tác động đến hoạt động của đơn vị.
- Quy mô trường lớp: Năm học 2017-2018 nhà trường có 13 lớp 385 học sinh (tính đến thời điểm 28/2/2018). Trong đó khối 6 có 03 lớp với 111 HS; Khối 7 có 03 lớp với 115 HS; Khối 8 có 03 lớp với 82 HS; Khối 9 có 03 lớp với 77 HS.
- Năm học 2018-2019 quy mô số lớp, số học sinh của trường tăng lên cụ thể: nhà trường có 13 lớp 389 học sinh; Trong đó:
+ Khối 6 có 3 lớp với 86 HS;
+ Khối 7 có 03 lớp với 110 HS;
+ Khối 8 có 04 lớp với 112 HS;
+ Khối 9 có 03 lớp với 81 HS.
- Cơ sở vật chất hiện tại:
+ Số phòng học: 08 phòng. Trong đó kiên cố: 08 phòng.
+ Số phòng học bộ môn: 07 phòng. Trong đó kiên cố: 07 phòng
+ Số phòng thư viện: 01 phòng. Trong đó kiên cố: 01 phòng.
+ Số phòng hiệu bộ: 11 phòng, trong đó: phòng làm việc BGH: 2; phòng Đội: 1; phòng công đoàn: 1; phòng y tế 1; phòng truyền thống 1; văn phòng 1; phòng tổ chuyên môn: 3; thường trực: 1.
- Tổng số biên chế hiện có (tính đến 28/2/2018): 34 đ/c. Trong đó:
+ Ban giám hiệu: 02 đ/c.
+ Giáo viên: 25 đ/c.
+ Đoàn đội: 01 đ/c
+ Nhân viên: 06 (01 thư viện, 01 thí nghiệm, 01 kế toán, 01 y tế, 01 phục vụ, 01 bảo vệ).
- Kế hoạch biên chế năm học 2018-2019: 34 đ/c. Trong đó:
+ Ban giám hiệu: 02 đ/c.
+ Giáo viên: 25 đ/c.
+ Đoàn đội: 01 đ/c
+ Nhân viên: 06 ( 01 thư viện, 01 thí nghiệm, 01 kế toán, 01 y tế, 01 phục vụ, 01 bảo vệ).
* Những yếu tố khác.
- Nhà trường đã được trang bị thiết bị, kỹ thuật đáp ứng cho công tác quản lý bằng công nghệ thông tin; từng bước thực hiện dạy và học có áp dụng CNTT.
- Tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn còn gặp nhiều khó khăn, nhân dân chủ yếu sống bằng nghề nông, trình độ dân trí còn thấp.
- Đa số người dân còn thiếu quan tâm đến việc học của con em; nguy cơ bỏ học, nghỉ học giữa chừng còn cao.
II. CƠ SỞ PHÁP LÝ
1. Văn bản pháp lý về việc thành lập, quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập.
Quyết định số 1021/2000/QĐ-UBND, ngày 17 tháng 8 năm 2000 của UBND huyện Điện Biên, về việc thành lập Trường THCS xã Thanh An.
Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 3 năm 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.
2. Văn bản quy định về chức danh nghề nghiệp, cơ cấu viên chức và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập
Thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 23 tháng 8 năm 2006 về việc hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập.
Căn cứ Luật Viên chức số 58/2010/QH12 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 15 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 29/2012/NĐ-CP, ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về Tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;
Căn cứ Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT, ngày 21 tháng 10 năm 2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông;
Căn cứ Thông tư số 29/2009/TT-BGDĐT, ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Quy định Chuẩn hiệu trưởng trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học;
Căn cứ Thông tư số: 30/2009/TT-BGDĐT, ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông;
Căn cứ Nghị định số 41/NĐ-CP, ngày 08 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ Quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Căn cứ Thông tư số 14/2012/TT-BNV ngày 18/12/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 41/2012/NĐ-CP của Chính phủ;
PHẦN II:
XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ VIỆC LÀM, SỐ LƯỢNG NGƯỜI LÀM VIỆC VÀ CƠ CẤU VIÊN CHỨC THEO CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP
I. XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ VIỆC LÀM
Căn cứ Điều 1, Điều 2, Điều 3, Điều 4 của Thông tư Thông tư số 14/2012/TT-BNV ngày 18/12/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 41/2012/NĐ-CP của Chính phủ, xác định danh mục vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập theo thứ tự sau:
1. Vị trí việc làm gắn với công việc lãnh đạo, quản lý, điều hành
1.1. Vị trí cấp trưởng đơn vị: Hiệu trưởng - 01 vị trí
- Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học, giáo dục; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền.
- Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó.
- Phân công, quản lí, đánh giá, xếp loại; tham gia quá trình tuyển dụng, thuyên chuyển; khen thưởng, thi hành kỉ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định;
- Quản lí hành chính; quản lí và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, tài sản của nhà trường.
- Quản lí học sinh và tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường; tiếp nhận, giới thiệu học sinh chuyển trường; quyết định khen thưởng, kỉ luật, phê duyệt kết quả đánh giá, xếp loại, danh sách học sinh lên lớp, ở lại lớp; tổ chức kiểm tra, xét tốt nghiệp THCS cho học sinh lớp 9.
- Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lí; tham gia giảng dạy bình quân 2 tiết trong một tuần; được hưởng chế độ phụ cấp và các chính sách ưu đãi theo quy định.
- Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở và tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị - xã hội trong nhà trường hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục;
- Thực hiện xã hội hoá giáo dục, phối hợp tổ chức, huy động các lực lượng xã hội cùng tham gia hoạt động giáo dục, phát huy vai trò của nhà trường đối với cộng đồng.
1.2. Vị trí cấp phó của người đứng đầu đơn vị: Phó hiệu trưởng - 01 vị trí.
- Quản lý và chỉ đạo các hoạt động chuyên môn, nền nếp, chất lượng dạy và học.
- Quản lý chỉ đạo các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
- Quản lý chỉ đạo các phong trào dạy và học (thi GV-HS giỏi; ĐDDH, VSCĐ, hoạt động các câu lạc bộ năng khiếu...).
- Quản lý việc thực hiện hồ sơ, sổ sách chuyên môn (trường, tổ, GV).
- Giúp HT quản lí học sinh và tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường; tiếp nhận, giới thiệu học sinh chuyển trường; phê duyệt kết quả đánh giá, xếp loại, danh sách học sinh lên lớp, ở lại lớp; tổ chức kiểm tra, xét tốt nghiệp THCS cho học sinh lớp 9.
- Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lí; tham gia giảng dạy bình quân 4 tiết trong một tuần; được hưởng chế độ phụ cấp và các chính sách ưu đãi theo quy định.
- Quản lý, thực hiện các hoạt động khuyến học, khuyến tài.
2. Vị trí việc làm gắn với công việc hoạt động nghề nghiệp
2.1. Giáo viên giảng dạy: 12 vị trí
- Giảng dạy, giáo dục đảm bảo chất lượng theo chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học; soạn bài, lên lớp, kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh; quản lí học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; tham gia các hoạt động chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục.
- Trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước học sinh, thương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.
- Học tập, rèn luyện để nâng cao sức khỏe, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy.
- Tham gia công tác phổ cập giáo dục THCS ở địa phương.
- Thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và của ngành, các quyết định của Hiệu trưởng; nhận nhiệm vụ do Hiệu trưởng phân công, chịu sự kiểm tra, đánh giá của Hiệu trưởng và các cấp quản lí giáo dục.
- Phối hợp với Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, gia đình học sinh và các tổ chức xã hội liên quan để tổ chức hoạt động giáo dục.
2.2 Với GV giảng dạy kiêm nhiệm công tác chủ nhiệm: 13 vị trí
- Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm học nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và hoạt động giáo dục;
- Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả giảng dạy, giáo dục và quản lí sử dụng sách, thiết bị của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường.
- Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học
2.3. Giáo viên phụ trách công tác Đoàn/Đội: 01 vị trí
Tổ chức, quản lí các hoạt động của Liên Đội, các Chi đội trong nhà trường và tổ chức, quản lí hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, các hoạt động sân trường, vệ sinh chăm sóc cảnh quan trong nhà trường.
3. Vị trí việc làm gắn với công việc hỗ trợ, phục vụ
3.1. Kế toán- tài chính: 01 vị trí
- Xây dựng kế hoạch tài chính của trường, lập báo cáo thu chi tài chính, quản lí và lưu trữ hồ sơ tài chính
- Thực hiện việc thu, chi tài chính, chi trả chế độ, chính sách
- Quản lí tài sản, cơ sở vật chất của nhà trường
- Tiếp nhận, đăng kí, chuyển giao văn bản đi, đến
- Sắp xếp, lưu trữ, bảo quản công văn, tài liệu, hồ sơ của nhà trường
- Đánh máy, sao in các văn bản của nhà trường
3.2. Bảo vệ: 01 vị trí
- Giữ gìn an ninh trật tự, an toàn về người và tài sản của nhà trường, giáo viên, học sinh.
- Phối hợp với các cơ quan hữu quan để giải quyết các vụ việc liên quan đến an ninh trật tự, an toàn về người và tài sản trong phạm vị trường.
- Thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy và bảo quản thiết bị phòng cháy, chữa cháy.
- Trực tiếp công dân
3.3. Nhân viên y tế học đường- thủ quỹ: 01 vị trí
- Xây dựng kế hoạch, báo cáo tình hình, kết quả về y tế trường học, quản lí hồ sơ theo dõi sức khỏe học sinh
- Tổ chức khám sức khỏe định kì, theo dõi sức khỏe học sinh, điều trị một số bệnh thông thường cho học sinh.
- Tư vấn sức khỏe, vệ sinh, phòng dịch
- Quản lí và cấp phát thuốc chữa bệnh cho học sinh.
- Thu, chi ngân quỹ
- Quản lí ngân quỹ
- Quản lí kho, xuất và nhập kho.
3.4. Nhân viên Văn thư - phục vụ: 01 vị trí
- Dọn dẹp vệ sinh, chăm sóc khu nhà hiệu bộ, phòng làm việc, hội trường..
- Pho tô để kiểm tra cho HS, tài liệu cho BGH.
- Theo dõi, vào sổ công văn đi, đến.
- Hướng dẫn tiếp công dân.
3.5. Nhân viên thư viện - thiết bị: 02 vị trí
- Xây dựng kế hoạch mua sắm, sửa chữa và sử dụng thiết bị
- Quản lí thiết bị, thí nghiệm
- Hỗ trợ giáo viên, học sinh sử dụng thiết bị, thí nghiệm
- Xây dựng kế hoạch hoạt động thư viện
- Quản lí và tổ chức các hoạt động của thư viện
- Hướng dẫn giáo viên, học sinh sử dụng và tham gia các hoạt động của thư viện.
- Giảng dạy số tiết theo quy định.
II. XÁC ĐỊNH SỐ LƯỢNG NGƯỜI LÀM VIỆC
Căn cứ Điều 5, Điều 6 của Thông tư Thông tư số 14/2012/TT-BNV ngày 18/12/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 41/2012/NĐ-CP của Chính phủ, xác định số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập năm học 2016 - 2017 như sau:
TT | Vị trí việc làm | Số lượng người làm việc |
I | Vị trí việc làm gắn với công việc lãnh đạo, quản lý, điều hành | 02 |
1 | Vị trí cấp trưởng đơn vị: Hiệu trưởng | 1 |
2 | Vị trí cấp phó của người đứng đầu đơn vị: Phó hiệu trưởng. | 1 |
II | Vị trí việc làm gắn với công việc hoạt động nghề nghiệp | 26 |
3 | Giáo viên giảng dạy và kiêm nhiệm công tác chủ nhiệm lớp. | 25 |
3.1 | Toán - Lý | 6 |
3.2 | Công nghệ | 1 |
3.3 | Văn - Sử | 7 |
3.4 | Giáo dục công dân | 1 |
3.5 | Sinh - Hóa | 2 |
3.6 | Địa | 2 |
3.7 | Tiếng anh | 2 |
3.8 | Thể dục | 1 |
3.9 | Âm nhạc | 1 |
3.10 | Mĩ thuật | 1 |
3.11 | Tin học | 1 |
4 | Giáo viên phụ trách công tác Đoàn/Đội. | 1 |
III | Vị trí việc làm gắn với công việc hỗ trợ, phục vụ | 06 |
5 | Nhân viên thiết bị thí nghiệm, thiết bị. | 01 |
6 | Nhân viên thư viện. | 01 |
7 | Nhân viên y tế trường học. | 01 |
8 | Nhân viên văn thư, thủ quỹ. | 01 |
9 | Nhân viên kế toán. | 01 |
10 | Nhân viên bảo vệ. | 01 |
III. XÁC ĐỊNH CƠ CẤU VIÊN CHỨC THEO CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP
Căn cứ Điều 8, Điều 9 của Thông tư này, xác định cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp như sau:
- Viên chức tương ứng với chức danh nghề nghiệp hạng I hoặc tương đương: Không.
- Viên chức tương ứng với chức danh nghề nghiệp hạng II hoặc tương đương: 8/34, chiếm 82,4% tổng số.
- Viên chức tương ứng với chức danh nghề nghiệp hạng III hoặc tương đương: 02/34, chiếm 5,9% tổng số;
- Viên chức tương ứng với chức danh nghề nghiệp hạng IV hoặc tương đương: 04/34, chiếm 11,7% tổng số
- Chức danh khác: Không.
IV. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT (NẾU CÓ)
Căn cứ vào việc xác định vị trí làm việc và số lượng người làm việc. Hiện tại nhà trường có 34/34 CB, GV, NV đảm bảo đủ 100% chỉ tiêu. Đến thời điểm 1/7/2018 đồng chí Nguyễn Thị Thủy giáo viên Sinh, Hóa nghỉ hưu, đề nghị các cấp quản lý bổ sung 01 giáo viên Sinh, Hóa.
Trên đây là Đề án vị trí làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập của trường THCS Thanh An. Kính đề nghị cac cấp có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt./.
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN (Ký tên, đóng dấu) | THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN (Ký tên, đóng dấu)
|
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn