KẾ HOẠCH
PHÁT TRIỂN TRƯỜNG LỚP NĂM HỌC 2020-2021
I. TÌNH HÌNH THỰC TẾ KẾ HOẠCH NĂM 2018 - 2019
1. Đánh giá chung tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Thanh An là xã thuộc khu vực lòng chảo huyện Điện Biên, với diện tích tự nhiên là 1978,07 ha. Toàn xã có 28 thôn, bản trong đó có 03 thôn, bản đặc biệt khó khăn.
Dân số 6727 người, với 1660 hộ; xã có 3 dân tộc anh em sinh sống trong đó: dân tộc Thái có 977 hộ với 4236 nhân khầu chiếm 63,0%; dân tộc Kinh có 656 hộ với 2361 nhân khẩu chiếm 35,1%; dân tộc Kho mú có 27 hộ với 130 nhân khẩu chiếm 1,9%.
Trong những năm qua, tình hình an ninh chính trị, TTATXH luôn được ổn định đời sống nhân dân các dân tộc trong xã tiếp tục được cải thiện. Năm 2018 xã Thanh An được công nhận đạt chuẩn “Nông thôn mới”, cơ sở hạ tầng nôn thôn có nhiều thay đổi tích cực, đời sống vật chất, tinh thần từng bước dược cải thiện.
Tuy vậy, đời sống nhân dân trong xã còn gặp rất nhiều khó khăn, số hộ nghèo còn chiếm tỷ trọng cao, tình hình mua bán, vận chuyển, sử dụng ma túy, dịch bệnh HIV/AIDS còn diễn biến phức tạp phần nào làm ảnh hưởng tới công tác Giáo dục trên địa bàn.
1.2. Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch năm 2018:
a) Số lớp, số học sinh:
Năm học 2018-2019 trường THCS xã Thanh An có 4 khối với 12 lớp, cụ thể:
Khối 6: 3 lớp với 79 HS
Khối 7: 3 lớp với 111 HS
Khối 8: 3 lớp với 111 HS
Khối 9: 3 lớp với 79 HS
- Thực hiện đảm bảo 100% so với kế hoạch Phòng GDĐT giao.
b) Quy mô học sinh, tuyến mới học sinh các cấp học (So sánh với năm học trước).
- Tổng số học sinh toàn trường trong năm học: 2018-2019 là: 380 học sinh
- Tỷ lệ huy động 11 tuổi vào lớp 6 đạt 100%
- Tỷ lệ huy động trẻ từ 11 đến 14 tuổi ra lớp đạt: 99%
- Công tác duy trì sĩ số HS: Trong năm học 2018-2019 số học sinh bỏ học tính đến thời điểm hiện tại là: 0 HS chiếm tỷ lệ 0%
- Tỷ lệ HS/lớp: 380 HS/12 lớp đạt tỷ lệ: 32HS/lớp
c) Công tác phân luồng học sinh sau trung học cơ sở, quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục.
Nhà trường thực hiện nghiêm túc thực hiện văn bản số 973/PGDĐT-GDTHCS về giáo dục hướng nghiệp, đào tạo kĩ năng nghề nghiệp cho học sinh phổ thông. Xây dựng chương trình giáo dục hướng nghiệp cho học sinh lớp 9 với thời lượng 9 tiết/năm học. Đưa các nội dung Giáo dục hướng nghiệp tích hợp sang hoạt động NGLL vào chủ điểm tháng 9/2017 và tháng 3/2018. Kết hợp với UBND xã tuyên truyền trong các cuộc họp giao ban, lớp học TTHTCĐ; tại nhà trường tổ chức vào các buổi chào cờ đầu tuần.
Tăng cường tuyên truyền nâng cao cho học sinh nhận thức về công tác hướng nghiệp, thông tin về tình hình xã hội, nhu cầu thị trường cụ thể: Học sinh được tham quan thực tế các mô hình sản xuất trên địa bàn xã: trồng nấm, chăn nuôi, mô hình trang trại, nghề thủ công nghiệp...
- Hạn chế và nguyên nhân: Một số học sinh sau tốt nghiệp THCS thường bỏ học giữa chừng (lớp 10, lớp 11), đào tạo nghề chưa đa dạng, thiết thực với điều kiện nhân dân địa phương. Nguyên nhân: nhiều em hoàn cảnh, gia đình khó khăn không có điều kiện học THPT, học nghề.
d) Chất lượng giáo dục:
- Thực hiện nghiêm túc chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo; dạy học theo chuẩn kiến thức và kỹ năng; kết hợp đổi mới phương pháp dạy học, dạy học phát huy năng lực tự học, sáng tạo của HS, dạy học sát đối tượng học sinh, gắn với đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng đánh giá phát triển phẩm chất, năng lực người học.
- Tổ chức các lớp học 2 buổi trên ngày với 100% số HS toàn trường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
- Tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu: Tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi 2 buổi/tuần 27 lớp với 70 HS
- Thực hiện quy định về dạy thêm học thêm, dạy học 2 buổi/ngày: Tổ chức dạy học 2 buổi/ngày đối với 100% học sinh (12 lớp, 380 học sinh). Thực hiện theo tinh thần Công văn số 2289/SGDĐT-GDTrH của Sở, văn bản số 5760/PGDĐT-THCS ngày 27/11/2012 về tăng cường tổ chức thực hiện dạy học 2 buổi/ngày để tăng cường thời lượng cho các hoạt động phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi, hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học phù hợp với đối tượng học sinh.
- Chất lượng 2 mặt giáo dục: (học kỳ I năm học 2018-2019)
* Đối với khối 6,7,8
Khối | Số lớp | Số học | Kết quả học tập | Phẩm chất | ||||
Hoàn thành | Hoàn | Có nội dung | Tốt (%) | Đạt (%) | CCG (%) | |||
6 | 3 | 79 | 6,3 | 87,5 | 6,3 | 55,0 | 45,0 | 0 |
7 | 3 | 111 | 6,3 | 84,8 | 8,9 | 61,6 | 38,4 | 0 |
8 | 3 | 111 | 5,4 | 87,4 | 7,2 | 45,0 | 55,0 | 0 |
9 | 3 | 79 | 15,0 | 80,0 | 5,0 | 56,3 | 43,8 | 0 |
Cộng | 12 | 380 | 7,8 | 85,1 | 7,0 | 54,3 | 45,7 | 0 |
e) Tình hình phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục:
Quan tâm tạo điều kiện cho cán bộ quản lý, giáo viên tham gia các lớp học bồi dưỡng trình độ lý luận chính trị, quản lý Nhà nước. Tăng cường năng lực quản lý cho Hiệu trưởng. Thông qua việc tự học; tự bồi dưỡng của giáo viên và học sinh; tham gia bồi dưỡng thường xuyên và bồi dưỡng chu kỳ, tiếp thu một số kĩ năng mới và cập nhật kiến thức về quản lý chuyên môn, quản lý tài chính, chuẩn Hiệu trưởng.
Tổng số cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên của nhà trường năm học 2018-2019 là: 32 biên chế.
Trong đó: Ban giám hiệu: 02 biên chế; Giáo viên 26 biên chế (trong đó có 02 giáo viên kiêm nhiệm công tác thư viện, thiết bị, 01 giáo viên làm tổng phụ trách đội); Nhân viên: 04 biên chế, trong đó:
- Ban giám hiệu:
Tổng số | Trình độ | Lý luận | ||
ĐH | Tỷ lệ | TC | Tỷ lệ | |
2 | 2 | 100% | 1 | 50% |
- Giáo viên trực tiếp giảng dạy và kiên nhiệm phụ trách phòng chức năng
Tổng số | Đại học | Cao đẳng | Trung cấp | |||
Số | Tỷ lệ | Số | Tỷ lệ | Số | Tỷ lệ | |
26 | 26 | 100 |
|
|
|
|
+ Số giáo viên thiếu: 01 (Giáo viên môn Hóa)
+ Số giáo thừa: 01 GV môn Văn, Sử
+ GV của nhà trường đủ về số lượng, song chưa đảm bảo về cơ cấu theo môn học.
- Nhân viên:
Tổng số | Đại học | Cao đẳng | Trung cấp | Chưa qua đào tạo | ||||
Số | Tỷ lệ | Số | Tỷ lệ | Số | Tỷ lệ | Số | Tỷ lệ | |
4 | 1 | 25 | 0 | 0 | 1 | 25 | 2 | 50 |
f) Kết quả thực hiện các chính sách của Nhà nước và các chính sách của địa phương đối với học sinh, giáo viên, cơ sở giáo dục:
Thực hiện tốt chế độ chính sách của Nhà nước và các chế độ chính sách của địa phương đối với học sinh như chế độ theo thông tư đối với con hộ nghèo, hộ cận nghèo, HS khuyết tật...
- Thực hiện tốt chế độ chính sách đối với giáo viên như: chế độ lương, phụ cấp, chế độ thâm niên nhà giáo, tổng phụ trách Đội, tổ trưởng ...
- Quan tâm đầu tư tu sửa cơ sở vật chất đảm bảo duy trì các tiêu chí của trường THCS đạt chuẩn quốc gia.
g) Đánh giá thực hiện thu, chi ngân sách, chi thường xuyên, định mức phân bổ ngân sách chi thường xuyên/ học sinh công lập;
* Tổng thu chi ngân sách năm 2018 cụ thể như sau:
- Tổng thu:
+ Học phí, lệ phí, thu khác: triệu đồng.
+ Ngân sách nhà nước cấptriệu đồng.
- Tổng chi:
+ Chi thường xuyên: triệu đồng
+ Chi khác: không
h) Thực trạng cơ sở vật chất, thiết bị trường học:
- Cơ sở vật chất.
T số | Kiên cố | Bán kiên cố | Tạm | |||
T.Số | Tỷ lệ | T.Số | Tỷ lệ | T.Số | Tỷ lệ | |
10 | 10 | 100% |
|
|
|
|
+ Phòng bộ môn
T số | Kiên cố | Bán kiên cố | Tạm | |||
T.Số | Tỷ lệ | T.Số | Tỷ lệ | T.Số | Tỷ lệ | |
07 | 06 | 100% | 0 | 0 | 0 | 0 |
+ Phòng thư viện, thiết bị
T số | Kiên cố | Bán kiên cố | Tạm | |||
T.Số | Tỷ lệ | T.Số | Tỷ lệ | T.Số | Tỷ lệ | |
01 | 0 | 0 | 01 | 100% | 0 | 0 |
+ Phòng công vụ : Không
+ Khu nhà hiệu bộ: số phòng
T số | Kiên cố | Bán kiên cố | Tạm | |||
T.Số | Tỷ lệ | T.Số | Tỷ lệ | T.Số | Tỷ lệ | |
08 | 08 | 100% | 0 | 0 | 0 | 0 |
+ Công trình nước sạch
T số | Kiên cố | Bán kiên cố | Tạm | |||
T.Số | Tỷ lệ | T.Số | Tỷ lệ | T.Số | Tỷ lệ | |
1 | 1 | 100% | 0 | 0 | 0 | 0 |
+ Công trình vệ sinh hiện có
T số | Kiên cố | Bán kiên cố | Tạm | |||
T.Số | Tỷ lệ | T.Số | Tỷ lệ | T.Số | Tỷ lệ | |
2 | 2 | 100% | 0 | 0 | 0 | 0 |
- Số trường đạt chuẩn quốc gia: 01 đạt 100%
i. Tình hình thực hiện, thuận lợi, khó khăn trong công tác kiên cố hóa trường lớp, chương trình mục tiêu GDĐT, chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới.
j. Tình hình thực hiện nhiệm vụ chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.
k) Đánh giá kết quả thực hiện xã hội hóa giáo dục:
Thường xuyên tham mưu với cấp ủy đảng chính quyền địa phương trong công tác xã hội hoá giáo dục, đặc biệt là việc huy động học sinh ra lớp đảm bảo chỉ tiêu của huyện giao.
Hàng năm huy động 1 phần kinh phí trong nhân dân tu sửa tôn tạo cảnh quan trường lớp, hỗ trợ tổ chức các hoạt động dạy và học.
l) Đánh giá về công tác thông tin, truyền thông:
- Về cơ sở vật chất: Nhà trường hiện có 28/38 máy vi tính dành cho học tập có kết nối với mạng truyền cáp quang tốc độ cao; 16/16 phòng học, phòng chức năng có máy chiếu đa năng; 03 máy chiếu vật thể; 2 máy phô tô; 8 máy in giúp nhà trường đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy, học và quản lý giáo dục
- Nhà trường 28/28 CB, GV có chứng chỉ tin học từ A trở lên, sử dụng thành thạo CNTT áp dụng vào dạy và học.
- GV tích cực sử dụng các công nghệ thông tin trong giảng dạy
- Nhà trường sử dụng nhiều phần mềm phục vụ công tác quản lý, công tác nâng cao chất lượng dạy và học như:
+ Phần mềm Misa trong công tác quản lý tài chính, tài sản.
+ Phần mềm Misa trong công tác quản lý thiết bị dạy học.
+ Phần mềm quản lý điểm
+ Phần mềm quảm lý đội ngũ: Pmis, quản lý học sinh Emis
+ Trang web: Cổng thông tin điện tử trực tuyến
II. ƯỚC THỰC HIỆN NĂM 2019 - 2020:
- Năm học 2019-2020 quy mô số lớp, số học sinh của trường tăng lên cụ thể: nhà trường có 12 lớp (Giữ nguyên số lớp so với năm học 2018-2019); với 392 học sinh (tăng 12 HS so với năm học 2018-2019) ; Trong đó:
+ Khối 6 có 3 lớp với 97 HS;
+ Khối 7 có 03 lớp với 77 HS;
+ Khối 8 có 03 lớp với 109 HS;
+ Khối 9 có 03 lớp với 109 HS.
III. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NĂM 2020 - 2021.
1. Các căn cứ xây dựng kế hoạch:
- Thực hiện chỉ đạo Nghị quyết số 18/NQTW và nghị quyết số 19/NQTW ngày 25/10/2017 của Ban chấp hành Trung ương khóa XII;
- Chỉ thị số 12/CT-UBND ngày 16/12/2017 của UBND tỉnh Điện Biên về thục hiện kết luận số 17-KL/TƯ ngày 11/9/2017 của Bộ Chính trị và tình hình thục hiện biên chế, tinh giản biên chế các tổ chức trong hệ thống chính trị năm 2015-2016; mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp giai đoạn 2017-2020;
- Văn bản số 550/UBND-VXKG ngày 9/3/2018 của UBND tỉnh về việc tổ chức thực hiện các giải pháp tinh giản biên chế ngành GDĐT;
- Quyết định số 94/QĐUBNDngày 5/2/2015 của UBND tỉnh về việc phê duyệt kế hoạch hành động dổi mới căn bản toàn diện Giáo dục và Đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhâp quốc tế.
- Công văn số 534/CTr-SGDĐT ngày 29/3/2016 của sở GDĐT về việc ban hàng Chương trình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Điện Biên lần thứ XIII nhiệm kỳ 2015-2020;
- Nghị quyết số 02/NQ/ĐH ngày 08/08/2015 của Đại hội đảng bộ Điện Biên lần thứ XIX nhiệm kỳ 2015-2020;
- Thông tư 32/2018-TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 ban hành chương trình giáo dục phổ thông.
2. Mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch:
a) Mục tiêu:
Tạo dựng được môi trường học tập có nền nếp, kỷ cương; có chất lượng giáo dục để mỗi giáo viên, học sinh đều có cơ hội phát triển khả năng của mình.
Duy trì và nâng cao chất lượng trường chuẩn quốc gia.
Kiểm định chất lượng đạt, đánh giá công nhận lại trường Chuẩn quốc gia (Đánh giá lại sau 5 năm).
b) Chỉ tiêu:
- Trường: Toàn xã có 01 trường THCS
- Lớp học: Thực hiện 12 lớp với 402 học sinh trong đó:
+ Khối 6 có 3 lớp với 120 HS;
+ Khối 7 có 03 lớp với 96 HS;
+ Khối 8 có 03 lớp với 77 HS;
+ Khối 9 có 03 lớp với 109 HS.
- Tỷ lệ số hs/lớp: 402/12 = 33,5 hs/lớp
- Tỷ lệ huy động trẻ 11 tuổi vào lớp 6 đạt: 120/120 = 100%
- Tỷ lệ huy động trẻ 11-14 đang học THCS: 100%
- Chất lượng giáo dục: Đảm bảo các tiêu chí của trưởng Chuẩn quốc gia mức độ 2 theo Thông tư 18/2018-TT-BGDĐT
- Phổ cập GDTHCS, xóa mù chữ duwy trì mức độ: 3
- Chất lượng đội ngũ:
+ Cán bộ quản lý: 2/2 đ/c, đảm bảo đủ về số lượng đảm bảo yêu cầu về trình độ đào tạo, năng lực công tác;
+ Giáo viên: Tổng số giáo viên 23/23; đảm bảo đủ số lượng, cơ cấu theo môn học; 100% giáo viên có trình độ từ đại học trở lên; Chất lượng chuyên môn: Giáo viên dạy giỏi cấp huyện trở lên: 11/23 đ/c = 47,8%, cấp trường: 7/23 = 30,4; không có giáo viên có chuyên môn trung bình;
- Cơ sở vật chất: Có đủ số phòng đáp ứng yêu cầu học 1 ca; Có đủ phòng bộ môn, phòng chức năng; Có đủ trang thiết bị dạy học hiện đại đáp ứng yêu đổi mới giáo dục và thay sách giáo khoa đối với khối lớp 6.
3. Nhiệm vụ:
3.1) Quy hoạch mạng lưới trường, lớp học, quy mô học sinh cấp học
Năm học 2020-2021 quy mô số lớp, số học sinh của trường tăng lên cụ thể: nhà trường có 12 lớp với 402 học sinh; Trong đó:
+ Khối 6 có 03 lớp với 120 HS;
+ Khối 7 có 03 lớp với 96 HS;
+ Khối 8 có 03 lớp với 77 HS;
+ Khối 9 có 03 lớp với 109 HS.
- Ngoài cơ sở vật chất hiện có phấn đấu đến năm học 2020-2021 tham mưu với phòng GDĐT và các cấp ủy, chính quyền đầu tư xây dựng cho nhà trường thêm: 04 phòng học chức năng, phòng chuẩn bị đạt chuẩn; 01 phòng thư viện đạt chuẩn đáp ứng yêu cầu của trường đạt chuẩn quốc gia theo thông tư 18/2018-TTBGDĐT.
- Kế hoạch biên chế năm học 2020-2021: 32 đ/c. Trong đó:
+ Ban giám hiệu: 02 đ/c.
+ Giáo viên: 23 đ/c.
+ Đoàn đội: 01 đ/c
+ Nhân viên: 06 ( 01 thư viện (GV kiêm nhiệm), 01 thí nghiệm (GV kiêm nhiệm), 01 kế toán, 01 y tế, 01 phục vụ, 01 bảo vệ).
3.2) Nâng cao chất lượng giáo dục THCS
Tiếp tục triển khai có hiệu quả, sáng tạo các cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức phong cách Hồ Chí Minh"; " Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" . Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền về các chủ trương, chính sách phát triển giáo dục của Đảng và nhà nước, góp phần tạo ra sự thống nhất và đồng thuận của toàn xã hội tham gia phát triển giáo dục.
Tiếp tục chỉ đạo thực hiện đổi mới PPDH, KTĐG theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông. Triển khai các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục toàn diện; chú trọng công tác phát hiện và bồi dưỡng HS giỏi; tăng cường các giải pháp để giảm tỷ lệ HS yếu kém và HS bỏ học.
Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương tiếp tục triển khai nội dung "cổng trường an toàn" và thực hiện luật ATGT.
Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho CBGV, NV và HS; đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống, đạo đức, lối sống, kỹ năng thực hành, ý thức trách nhiệm xã hội cho HS; phòng chống bạo lực học đường.
3.3) Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục:
Tiếp tục triển khai thực hiện chuẩn nghề nghiệp giáo viên, chuẩn hiệu trưởng và phó hiệu trưởng theo các văn bản hướng dẫn.
Quan tâm chăm lo và đầu tư phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; thực hiện đầy đủ chính sách, chế độ đối với nhà giáo. Làm tốt công tác quy hoạch cán bộ quản lý, giáo viên theo hướng dẫn của phòng GD&ĐT.
3.4) Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học, xây dựng cảnh quan môi trường, xây dựng trường chuẩn quốc gia, trường đạt chuẩn chất lượng.
- Tích cực tham mưu với các cấp lãnh đạo, huy động các nguồn lực để tu sửa các phòng học dang xuống cấp; Làm thêm 01 công trình nước sạch để phục vụ dạy và học.
- Xây dựng hệ thống các phòng học chức năng, phòng học bộ môn, phòng chuẩn bị đạt chuẩn theo quy định gồm: 01 phòng Hóa học, 01 phòng Vật lý, 01 phòng Sinh học, 01 phòng Công nghệ, 01 phòng thư viện đạt chuẩn tiến tới thư viện đạt tiên tiến.
- Quản lý chặt chẽ và triển khai sử dụng có hiệu quả trang thiết bị dạy học hiện có, hàng năm có thanh lý và mua sắm đồ dùng trang thiết bị dạy học mới.
3.5) Công tác phổ cập giáo dục, chống mù chữ.
Duy trì bền vững kết quả phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 2 mà đơn vị xã đạt được trong năm 2017.
Tỉ lệ huy động trẻ HTCTTH hàng năm vào lớp 6: 120/120=100%
Tỉ lệ trẻ 11-14 tuổi tốt nghiệp tiểu học là đạt: 400/400=100%.
Đảm bảo tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS năm 2018: 109/109 đạt 100%.
Từng bước nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, xóa mù chữ, duy trì phổ cập GDTHCS mức độ 3..
* Cụ thể chỉ tiêu cho năm 2020.
Đảm bảo tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3 và tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2;
Tỉ lệ thanh thiếu niên trong độ tuổi 15 đến 18 tốt nghiệp trung học cơ sở là 400/400= 100%.
Tiếp tục duy trì và giữ vững phổ cập xóa mù chữ, giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ. Mở các lớp sau xóa mù nâng cao nhận thức của người dân.
Duy trì số người trong độ tuổi 15 đến 60 tuổi được công nhận đạt chuẩn biết chữ mức độ 2 là 98% trở lên.
Duy trì tốt tỉ lệ biết chữ mức độ 2 trong độ tuổi từ 15- 25 đạt 98,9%.
Duy trì tốt tỉ lệ biết chữ mức độ 2 trong độ tuổi từ 15 - 35 đạt 99% .
Duy trì tốt tỉ lệ biết chữ mức độ 2 trong độ tuổi từ 15- 60 đạt 98%
3.6) Công tác phân luồng cho học sinh THCS
Làm tốt công tác tuyên truyền nâng cao cho học sinh nhận thức về công tác hướng nghiệp, thông tin về tình hình xã hội, nhu cầu thị trường tiếp tục tổ chức cho học sinh được tham quan thực tế các mô hình sản xuất trên địa bàn xã.
Phối kết hợp với các trường THPT đóng trên địa bàn huy động tối đa số học sinh tốt nghiệp THCS vào học lớp 10 và làm tốt công tác duy trì số học sinh đang học lớp 11,12 không bỏ học giữa chừng. Tham mưu với trường nghề, bổ túc thường xuyên mở các lớp đào tạo nghề cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn không có điều kiện học THPT. Đảm bảo tỷ lệ dân số 15-18 tuổi học THPT, THCN, học nghề đạt trên 80% đảm bảo đạt chuẩn PCGD THCS mức độ 3.
3.7) Đổi mới, nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ
- Giáo viên đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra, đánh giá năng lực ngoại ngữ của học sinh theo chuẩn đầu ra. Hình thành, phát triển các hình thức học tập, hoạt động cộng đồng, môi trường giao tiếp ngoại ngữ qua các năng lực nghe, nói, đọc, viết.
- Đảm bảo 100% số học sinh trong nhà trường được học ngoại ngữ (Tiếng Anh)
- Trong đó có 10 lớp khối 6,7,8 được học theo chương trình thí điểm SGK tiếng anh mới.
- Nhà trường được đầu tư 01 phòng học tiếng đạt chuẩn.
3.8) Công tác xã hội hóa giáo dục và đào tạo
- Xây dựng nhà trường văn hoá, thực hiện tốt quy chế dân chủ trong nhà trường. Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, giáo viên, CNV.
- Huy động được các nguồn lực xã hội vào việc phát triển Nhà trường
3.9) Công tác thông tin, truyền thông
Triển khai rộng rãi việc ứng dụng cộng nghệ thông tin trong công tác quản lý, giảng dạy, xây dựng kho học liệu điện tử, thư viện điện tử…Góp phần nâng cao chất lượng quản lý, dạy và học. Động viên cán bộ, giáo viên, CNV tự học hoặc theo học các lớp bồi dưỡng để sử dụng được máy tính phục vụ cho công việc.
Thực hiện tốt công tác tự bồi dưỡng thông qua trang mạng “trường học kết nối” nhất là bồi dưỡng quản lý, bồi dưỡng chuyên môn GV phục vụ cải cách GD, thay sách Giáo khoa lớp 6 bắt đầu từ năm học 2020 - 2021.
Thực hiện triển khai đổi mới công tác KTĐG với sổ điểm điện tử, học bạ điện tử trong nhà trường.
3.10) Thực hiện các chế độ, chính sách đối với học sinh, cán bộ, giáo viên.
- Tiếp tục triển khai thực hiện tốt chế độ chính sách của Nhà nước và các chế độ chính sách của địa phương đối với học sinh.
- Thực hiện tốt chế độ chính sách đối với giáo viên như chế độ thâm niên nhà giáo; tổng phụ trách Đội; tổ trưởng ...
- Quan tâm đầu tư tu sửa cơ sở vật chất đảm bảo duy trì và nâng cao các tiêu chí của trường chuẩn quốc gia.
4. Dự toán thu- chi ngân sách:
Dự toán chi thường xuyên: 4.168.000.000 đ
5. Các giải pháp thực hiện kế hoạch:
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức với cấp ủy đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể, ban đại diện cha mẹ học sinh, hội khuyến học, các ban ngành đoàn thể về các vấn đề như nâng cao chất lượng học tập, huy động học sinh đi học chuyên cần giảm tỷ lệ học sinh bỏ học. Tuyên truyền tốt công tác chuẩn bị và thực hiện thay sách giáo khoa đối với lớp 6 bắt đầu từ năm học 2020-2021
- Giao chỉ tiêu tuyển sinh, huy động, duy trì sĩ số học sinh cho từng lớp, từng tổ khối, cá nhân giáo viên; gắn việc huy động, duy trì số lượng học sinh với trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp và công tác thi đua khen thưởng.
- Huy động các nguồn lực đầu tư cải thiện đời sống cho học sinh đến trường. Hàng năm tổ chức các cuộc vận động, quyên góp ủng hộ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh nghèo.
- Đẩy mạnh phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực nhằm thu hút học sinh đến trường và thay đổi, nâng cao nhận thức của phụ huynh học sinh trong việc đưa các em đến trường.
- Tham mưu với cấp ủy Đảng chính quyền các cấp trong việc huy động các nguồn vốn đầu tư tu sửa, xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, sách giáo khoa, vở viết cho học sinh.
- Tổ chức cho giáo viên tham gia bồi dưỡng nâng cao trình độ, nghiệp vụ trong hè và trong các buổi sinh hoạt chuyên môn. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, phụ đạo học sinh, tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ thể dục thể thao để thu hút học sinh đến trường.
- Tích cực đổi mới phương pháp dạy học, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới kiểm tra đánh giá phát huy khă năng sáng tạo, năng lục tự học của HS.
- Tổ chức kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo, kiểm tra chuyên đề, kiểm tra toàn diện hoạt động của nhà trường.
- Tổ chức giao lưu học hỏi kinh nghiệm và kết nghĩa với các trường đạt chuẩn quốc gia và những trường chưa đạt chuẩn quốc gia. Động viên giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng tin học để dạy tin học trong nhà trường có kết quả.
- Tạo điều kiện cho cán bộ quản lý, giáo viên tích cực học tập, bồi dưỡng để nâng cao trình độ đào tạo, trình độ lý luận, năng lực chuyên môn nghiệp vụ. Ưu tiên những cán bộ, giáo viên có năng lực có phẩm chất đi đào tạo và tham gia các lớp bồi dưỡng. Tổ chức đánh giá chuẩn đối với giáo viên và Hiệu trưởng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hàng năm tổ chức cho giáo viên và cán bộ quản lý tham gia học tập các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp phát triển giáo dục trong giai đoạn mới.
6. Kiến nghị, đề xuất
- Đề nghị UBND huyện Điện Biên và Phòng giáo dục và đào tạo đầu tư kinh phí xây dựng hệ thống phòng học bộ môn, phòng chức năng, phòng thư viên đạt chuẩn theo quy định, đảm bảo các tiêu chí trường chuẩn quốc gia theo Hướng dẫn mới.
- Đáp ứng đủ cho nhà trường số giáo viên theo đề án vị trí việc làm đã trình phòng GDĐT.
Trên đây là kế hoạch phát triển trường lớp của trường THCS xã Thanh An năm học 2020 - 2021
Nơi nhận: | HIỆU TRƯỞNG |
- Phòng GD&ĐT; |
|
- Lưu nhà trường |
|
|
|
|
|
| Trần Tuấn Đạt |
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn